Nguồn dẫn Wikipedia:Không_đăng_nghiên_cứu_chưa_được_công_bố

Wikipedia khuyến khích nghiên cứu dưới dạng thu thập và sắp xếp các nội dung từ các nguồn có sẵn, trong phạm vi của quy định này và các quy định về nội dung khác. Đó gọi là "nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệu" và là cơ sở cho việc viết bách khoa thư. Tuy nhiên, cần cẩn trọng để không vượt quá những gì được diễn đạt tại các nguồn, hoặc sử dụng nó mà không thống nhất với nguồn, chẳng hạn như việc đặt nội dung ra ngoài ngữ cảnh của nó. Nói tóm lại, phải gắn chặt với nguồn.

Nếu không có nguồn uy tín từ bên thứ ba, Wikipedia không nên có bài về chủ thể đó. Nếu bạn có một phát hiện mới, Wikipedia không phải là nơi công bố phát hiện đó.

Nguồn uy tín

Bất cứ nội dung nào bị nghi ngờ hoặc dễ bị nghi ngờ phải được hỗ trợ bởi một nguồn đáng tin cậy. "Nghiên cứu chưa được công bố" (Original research) là nội dung mà không thể tìm thấy một nguồn đáng tin cậy nào cho nó. Cách duy nhất để chứng tỏ rằng nội dung bạn đưa vào không phải là "Nguyên cứu chưa được công bố" là bạn hãy đưa ra một tác phẩm đã công bố, đáng tin cậy, có chứa nội dung đó. Tuy nhiên, ngay cả với nội dung đã được dẫn nguồn tốt, nếu bạn đặt nó ra khỏi ngữ cảnh gốc, hoặc đưa ra một quan điểm không được nguồn hỗ trợ trực tiếp và tường minh, thì bạn cũng đang đăng "nghiên cứu chưa được công bố"; Xem bên dưới.

Nói chung, các nguồn đáng tin cậy nhất là các tạp chí nghiên cứu mà bài viết được phản biện bởi các chuyên gia trong ngành (peer-review) và sách được xuất bản bởi các nhà xuất bản đại học (university press); sách giáo khoa đại học; tạp chí, tập san, sách do các nhà xuất bản có uy tín; và các tờ báo dòng chính. Một kinh nghiệm thực tế là càng được nhiều người tham gia kiểm chứng sự kiện số liệu, phân tích các vấn đề pháp luật, và xem xét kĩ càng nội dung, thì tác phẩm đã xuất bản đó càng đáng tin cậy. Các nội dung tự xuất bản, dù trên giấy hoặc trực tuyến, nói chung không được coi là đáng tin cậy; xem các ngoại lệ tại quy định về kiểm chứng thông tin.

Dẫn nguồn

Thông tin trong một bài viết cần phải kiểm chứng được qua chú thích kèm theo. Các câu trong bài viết nói chung không nên dựa vào những đoạn văn không rõ ràng hoặc không thống nhất về ý, hoặc những lời bình luận thoáng qua (passing comments). Những đoạn văn có thể hiểu theo nhiều cách cần phải được trích dẫn toàn văn từ nguồn hoặc tránh hẳn. Một đoạn tóm tắt của một bàn luận dài cần phản ánh được kết luận của tác giả tài liệu nguồn. Việc đưa ra các kết luận không được suy diễn một cách hiển nhiên từ nguồn dẫn cũng là nghiên cứu chưa được công bố bất kể nguồn dẫn thuộc kiểu nào. Việc chú thích nguồn dẫn ngay tại ngữ cảnh và đúng chủ đề là rất quan trọng.

Nguồn sơ cấp, nguồn thứ cấp, và nguồn hạng ba

Để phục vụ mục đích của quy định và hướng dẫn trên Wikipedia, nguồn sơ cấp, nguồn thứ cấp và nguồn hạng ba được định nghĩa như sau[1]:

  • Nguồn sơ cấp là những nguồn rất gần với căn nguyên của một đề tài riêng biệt. Một ví dụ là bản tường trình của nhân chứng của một tai nạn giao thông. Tại Wikipedia, có thể sử dụng các nguồn sơ cấp đã được đăng bởi một nguồn đáng tin cậy, nhưng cần cẩn trọng bởi vì nó rất dễ bị dùng sai. Vì lý do này, bất cứ ai không có kiến thức chuyên ngành khi đọc nguồn sơ cấp đều phải có thể tự kiểm chứng được rằng đoạn văn viết tại Wikipedia thống nhất với nguồn. Bất cứ một cách giải thích nào về nội dung nguồn sơ cấp đều phải được dẫn từ một nguồn thứ cấp đáng tin cậy - nơi trình bày cách giải thích đó. Ở phạm vi mà bài viết dựa vào một nguồn sơ cấp, nó phải thỏa mãn các tiêu chí sau:
    • Chỉ đưa ra các khẳng định mang tính miêu tả về thông tin tìm thấy trong nguồn chính, bất cứ người nào có học và biết suy xét đều có thể kiểm tra độ chính xác và mức độ liên quan của nó mà không cần kiến thức chuyên gia, và
    • Không đưa ra các khẳng định có tính chất phân tích, tổng hợp, diễn giải, giải thích, hay đánh giá về thông tin tìm thấy trong nguồn sơ cấp.
Ví dụ về nguồn sơ cấp bao gồm: các di tích khảo cổ học; hình ảnh; tư liệu lịch sử như là nhật ký, kết quả điều tra dân số, phim hay biên bản của việc giám sát, điều trần công khai, xử án, hay phỏng vấn; bảng kết quả của các cuộc điều tra, thăm dò ý kiến; các kết quả được ghi lại hoặc thu lại của các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài thực địa, các thí nghiệm hoặc quan sát, các kết quả thí nghiệm đã được công bố bởi những người thực sự tham gia nghiên cứu; hồi ký tự truyện, tác phẩm triết học gốc, kinh sách của các tôn giáo, văn bản của cơ quan quản lý, các tác phẩm nghệ thuật và giả tưởng như thơ, kịch bản, kịch bản phim, tiểu thuyết, phim, video, và chương trình truyền hình[2].Không được đưa vào bài viết xuất phát từ trải nghiệm cá nhân của thành viên Wikipedia và thiếu nguồn dẫn, chẳng hạn như tường trình chưa được công bố về một việc được chứng kiến tận mắt. Việc làm này vi phạm cả quy định này lẫn quy định về thông tin kiểm chứng được, và sẽ khiến Wikipedia trở thành nguồn sơ cấp cho tư liệu đó.
  • Nguồn thứ cấp là những tường trình không trực tiếp đối với một sự kiện[3]. Nguồn thứ cấp có thể dựa trên nội dung nguồn chính hoặc các nguồn thứ cấp khác nhằm tạo ra một cái nhìn tổng quan, hoặc để đưa ra các khẳng định có tính phân tích hoặc tổng hợp[4][5]. Wikipedia nên dựa vào các nguồn thứ cấp đáng tin cậy đã được công bố. Tất cả các khẳng định mang tính diễn giải, các phân tích, hay tổng hợp về nguồn sơ cấp cần phải trích dẫn từ nguồn thứ cấp, chứ không phải là phân tích do thành viên Wikipedia tự làm dựa trên nguồn thứ cấp.
  • Nguồn hạng ba, là các xuất bản phẩm như từ điển bách khoa toàn thư khác hoặc các bản trích yếu dựa trên các nguồn thứ cấp và sơ cấp. Ví dụ, Wikipedia cũng là một nguồn hạng ba. Nhiều sách giáo khoa loại nhập môn cũng có thể coi là nguồn hạng ba bởi vì toàn bộ nội dung của chúng là tổng hợp từ nhiều nguồn sơ cấp và thứ cấp. Nguồn hạng ba có thể hữu ích trong việc cung cấp những bài tóm tắt rõ ràng của nhiều chủ đề liên quan tới nhiều nguồn sơ cấp và thứ cấp. Một số nguồn hạng ba có thể đáng tin cậy hơn số (nguồn hạng ba) còn lại, và trong một nguồn hạng ba có những bài viết có thể đáng tin cậy hơn các bài khác. WP:TTKCD#Nguồn gốc liệt kê các tiêu chí để đánh giá độ tin cậy của nguồn.

Việc dẫn nguồn một cách thích hợp có thể là một vấn đề phức tạp, và đây là những nguyên tắc tổng quan. Khi quyết định xem nguồn sơ cấp hay thứ cấp là phù hợp hơn cho một trường hợp nào đó, hãy sử dụng hiểu biết thông thường và óc suy xét trong việc biên tập, và nên bàn bạc tại trang thảo luận của bài viết.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Wikipedia:Không_đăng_nghiên_cứu_chưa_được_công_bố http://www.lib.berkeley.edu/instruct/guides/primar... http://lib1.bmcc.cuny.edu/help/sources.html http://www.library.unr.edu/instruction/help/primar... http://www.nationalhistoryday.org/SecondarySources... http://en.wikinews.org/wiki/WN:OR%7CLu%E1%BA%ADt http://mail.wikipedia.org/pipermail/wikien-l/2003-... http://mail.wikipedia.org/pipermail/wikien-l/2003-... http://mail.wikipedia.org/pipermail/wikien-l/2003-... http://mail.wikipedia.org/pipermail/wikien-l/2003-... http://mail.wikipedia.org/pipermail/wikien-l/2004-...